Chuyện phiên dịch ở đội tuyển Việt Nam: Nên kiệm lời thì tốt hơn

Google News

 Cựu Tổng thư ký VFF Ngô Lê Bằng - người có nhiều năm làm phiên dịch ở tuyển Việt Nam, đã có những chia sẻ xoay quanh vụ việc của trợ lý ngôn ngữ Lê Huy Khoa.

Trong một chia sẻ mới đây, trợ lý ngôn ngữ của HLV Park Hang Seo - ông Lê Huy Khoa, đã tuyên bố sẽ không đồng hành cùng đội tuyển Việt Nam trong đợt tập trung sắp tới. Trước đó, ông Khoa đã tiết lộ nhiều thông tin của đội tuyển qua báo đài, các hoạt động giao lưu và một số cuốn sách đã xuất bản. Khi người hâm mộ chỉ trích hành động này, ông Khoa cho biết sẽ không tiếp tục đồng hành cùng tuyển Việt Nam ở AFF Cup 2018.
Liên quan tới sự việc này, Zing.vn đã có cuộc trao đổi cùng cựu Tổng thư ký VFF Ngô Lê Bằng. Ông Ngô Lê Bằng từng phiên dịch cho HLV Henrique Calisto, Alfred Riedl... và là người có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực phiên dịch thể thao tại Việt Nam.
- Là người có nhiều kinh nghiệm trong việc phiên dịch thể thao, ông nghĩ thế nào về những phát biểu gần đây của trợ lý ngôn ngữ Lê Huy Khoa liên quan tới tuyển Việt Nam và HLV Park Hang Seo?
Thông thường, người đứng đầu đội tuyển sẽ đặt ra các quy định. Ví dụ, cầu thủ không được quyền tiếp xúc với báo chí. Đó là chuyện rất bình thường. Có những HLV rất thoải mái nhưng có những HLV khác không thoải mái. Họ nói khi nào tôi bảo anh được trao đổi với phóng viên thì anh mới được trao đổi. Bởi thế, ta phải tìm hiểu xem quy chế của đội tuyển ở những đợt đó có gì. Khi đó, ta mới biết phát biểu như anh Khoa có ngược với quy chế, ngược với tự do phát ngôn không.
Anh Khoa sẽ không sai nếu Liên đoàn hoặc ông Park Hang Seo không cấm. Khi đó, anh ấy muốn viết gì thì viết và phải chịu trách nhiệm về lời nói đó. Nếu đó là sự thật, không va chạm, không đụng tới ai thì được. Nếu nó tế nhị, đụng chạm thì anh Khoa phải chịu trách nhiệm.
Chuyen phien dich o doi tuyen Viet Nam: Nen kiem loi thi tot hon
 Trợ lý ngôn ngữ Lê Huy Khoa (áo đỏ) có thời gian dài đồng hành cùng HLV Park Hang-seo và tuyển U23, tuyển quốc gia Việt Nam.
- Các đội tuyển có văn bản quy định cụ thể về quyền phát ngôn, phát biểu ấy không?
- Chúng tôi tập trung cùng đội tuyển theo quyết định của Tổng cục thể dục thể thao. Đội tuyển luôn đưa cho các VĐV một quy chế. Khi anh là thành viên tuyển quốc gia, anh không được vi phạm cái này, quyền lợi của anh là này, hạn chế của anh là này. Tùy mỗi HLV, họ lại quyết định khác nhau.
Ví dụ như HLV Henrique Calisto. Ban đầu, ông ấy không cấm cầu thủ phát biểu. Nhưng sau này tới năm 2008, ông ấy có vài trục trặc với báo chí. Theo ông ấy, vài tờ báo hơi công kích ông. Khi đó, ông Calisto đã cấm cầu thủ phát biểu. Chuyện này là quyền hạn của HLV trưởng và được Liên đoàn ủng hộ.
- Theo ông, người phiên dịch có nên tiết lộ quá nhiều bí mật nội bộ của đội tuyển?
Theo quan điểm của cá nhân tôi, đội tuyển giống như một tập thể, một gia đình. Ta là bạn bè, ta có nên kể những câu chuyện của bạn bè mình với người khác không? Chuyện đó tôi nghĩ cần có giới hạn. Đâu phải chuyện gì trong nhà ta cũng có thể đem ra ngoài kể. Nếu anh phiên dịch cho rằng việc đó không có ảnh hưởng gì thì đó là việc của anh ấy. Anh ấy phải chịu trách nhiệm về lời nói của anh ấy.
Chuyen phien dich o doi tuyen Viet Nam: Nen kiem loi thi tot hon-Hinh-2
 Bên cạnh công việc phiên dịch đội tuyển, việc chính của ông Lê Huy Khoa liên quan tới mảng kinh doanh, giáo dục.
Tôi đã làm phiên dịch thể thao, làm phiên dịch cho nhiều nơi. Tôi không nhớ điều này mình từng đọc được hay các đàn anh đi trước từng chia sẻ. Nhưng họ dạy tôi: kiệm lời thì là tốt. Nếu anh làm phiên dịch, anh biết được những chuyện nội bộ của ai đó, kể ra thì đâu có hay.
Tôi nghĩ chúng ta có những giới hạn, quy định bởi những phép ứng xử. Tôi không thể đem chuyện nhà người khác đi kể. Như thế thì còn ra gì nữa.
- Trong những chia sẻ của anh Khoa, có một ý nói tới việc triệu tập 45 cầu thủ Việt Nam chuẩn bị cho AFF Cup 2018. Ông nghĩ sao về con số này?
Tôi nghĩ có thể các bạn phóng viên hay chính anh Khoa chưa hiểu khi nói tập trung 45 cầu thủ. Bởi ở một số giải đấu, yêu cầu của ban tổ chức là các đội tuyển phải đăng ký sơ bộ tên tuổi cầu thủ. Khi vào giải đấu rồi, chúng ta mới đăng ký cụ thể. Trận này, anh mang 23 người này. Trận kia, anh mang 23 người kia. Đại khái như thế.
Tôi nghĩ như thế là hợp lý. Bởi rất khó để tập trung 45 cầu thủ cho một đợt triệu tập. Liền một lúc đưa 45 cầu thủ ra sân tập thì tôi chưa thấy bất kỳ đội tuyển nào từng làm vậy.
Chuyen phien dich o doi tuyen Viet Nam: Nen kiem loi thi tot hon-Hinh-3
 Theo ông Bằng, khó có chuyện đội tuyển quốc gia sẽ tập trung 45 cầu thủ như ông Khoa chia sẻ với báo giới.
- Theo ông, đâu là khó khăn trong việc thuê một phiên dịch cho HLV Hàn Quốc?
Anh Khoa có lợi thế tiếng Hàn trong chuyện làm việc với các HLV người Hàn. Giả sử ông Park nói được tiếng Anh, thuê những người biết tiếng Anh cũng không thể tốt hơn người biết tiếng Hàn. Có người biết tiếng bản địa của ông Park là tốt nhất. Nếu họ phiên dịch được đồng thời lại có hiểu biết chuyên môn, có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống thì đó là một lựa chọn hoàn hảo.
Trợ lý ngôn ngữ Lê Huy Khoa (áo đỏ) có thời gian dài đồng hành cùng HLV Park Hang-seo và tuyển U23, tuyển quốc gia Việt Nam.

Trợ lý ngôn ngữ Lê Huy Khoa (áo đỏ) có thời gian dài đồng hành cùng HLV Park Hang-seo và tuyển U23, tuyển quốc gia Việt Nam.

Trợ lý ngôn ngữ Lê Huy Khoa (áo đỏ) có thời gian dài đồng hành cùng HLV Park Hang-seo và tuyển U23, tuyển quốc gia Việt Nam.
Trợ lý ngôn ngữ Lê Huy Khoa (áo đỏ) có thời gian dài đồng hành cùng HLV Park Hang-seo và tuyển U23, tuyển quốc gia Việt Nam.
Trợ lý ngôn ngữ Lê Huy Khoa (áo đỏ) có thời gian dài đồng hành cùng HLV Park Hang-seo và tuyển U23, tuyển quốc gia Việt Nam.
Trợ lý ngôn ngữ Lê Huy Khoa (áo đỏ) có thời gian dài đồng hành cùng HLV Park Hang-seo và tuyển U23, tuyển quốc gia Việt Nam.
Theo VTC NEWS

>> xem thêm

Bình luận(0)