Cảnh đẹp rừng cọ Quảng Yên.Cây cọ gắn liền với vùng đất trung du Phú Thọ, từng đi vào nhiều tác phẩm thơ ca quen thuộc với nhiều thế hệ. Trải qua sự biến đổi của thời gian, cây cọ dần vắng bóng, một phần do đô thị hoá, một phần do loại cây này không cho giá trị kinh tế cao.Tuy nhiên, tại xã Quảng Yên (huyện Thanh Ba, Phú Thọ), những rừng cọ, đồi cọ xanh mướt vẫn còn tồn tại, khiến nơi đây được ví như xứ cọ của vùng trung du Bắc bộ.Quảng Yên vẫn là vùng đất thuần nông, con người hiền hậu, cảnh sắc yên bình. Trong ảnh, một nông dân Quảng Yên đang gánh lúa trên cánh đồng đang vụ gặt, phía sau là những tán cọ với hình dáng đặc trưng có thể dễ dàng nhận biết từ xa.Đền Năng Yên, trung tâm tinh thần của đất Quảng Yên, nằm sát khu rừng cọ được đánh giá là đẹp nhất nơi đây.Khoảng 30 năm về trước, cây cọ còn phổ biến khắp vùng trung du Phú Thọ. Về sau, cây cọ dần thưa dần do sự dịch chuyển cơ cấu sử dụng đất.Dù là cây rất đẹp, cây cọ lại không mang giá trị kinh tế cao. Cây không có thân gỗ, chỉ có thể tận dụng cành và lá cho một số mục đích như làm chổi, làm mành, lợp mái...Từ góc nhìn trên cao, rừng cọ trông rất đẹp mắt.Một mái nhà ở Quảng Yên áp sát vào rừng cọ xanh mướt.Đền Năng Yên, trung tâm tinh thần của vùng đất này, cùng liền kề rừng cọ được người dân nơi đây đánh giá là lâu đời và đẹp nhất.Đi trên các ngả đường làng ở Quảng Yên, dễ dàng bắt gặp cảnh phơi cành cọ (cẵng lá). Nhiều hộ gia đình ở Quảng Yên còn duy trì nghề làm các sản phẩm từ cọ như chổi cọ, mành cọ, vật liệu lợp mái nhà...Làm sản phẩm cọ là nghề thủ công. Tuy nhiên đến nay, hầu hết các công đoạn đã được máy móc hoá. Trong ảnh, một người dân Quảng Yên đang làm mành cọ trên hệ thống máy tự động.Theo người dân Quảng Yên, nghề làm cọ có từ thời các cụ. Nghề này không vất vả, tuy nhiên lợi nhuận thấp, chỉ "lấy công làm lãi" để có thêm thu nhập phục vụ cuộc sống.Một tấm mành cọ dần hình thành trên máy dệt, dưới bàn tay thao tác của người làm cọ Quảng Yên.Ngoài mành, lá cọ còn được làm chổi - vật dụng quen thuộc, được sử dụng phổ biến khắp mọi nơi.
Cảnh đẹp rừng cọ Quảng Yên.
Cây cọ gắn liền với vùng đất trung du Phú Thọ, từng đi vào nhiều tác phẩm thơ ca quen thuộc với nhiều thế hệ. Trải qua sự biến đổi của thời gian, cây cọ dần vắng bóng, một phần do đô thị hoá, một phần do loại cây này không cho giá trị kinh tế cao.
Tuy nhiên, tại xã Quảng Yên (huyện Thanh Ba, Phú Thọ), những rừng cọ, đồi cọ xanh mướt vẫn còn tồn tại, khiến nơi đây được ví như xứ cọ của vùng trung du Bắc bộ.
Quảng Yên vẫn là vùng đất thuần nông, con người hiền hậu, cảnh sắc yên bình. Trong ảnh, một nông dân Quảng Yên đang gánh lúa trên cánh đồng đang vụ gặt, phía sau là những tán cọ với hình dáng đặc trưng có thể dễ dàng nhận biết từ xa.
Đền Năng Yên, trung tâm tinh thần của đất Quảng Yên, nằm sát khu rừng cọ được đánh giá là đẹp nhất nơi đây.
Khoảng 30 năm về trước, cây cọ còn phổ biến khắp vùng trung du Phú Thọ. Về sau, cây cọ dần thưa dần do sự dịch chuyển cơ cấu sử dụng đất.
Dù là cây rất đẹp, cây cọ lại không mang giá trị kinh tế cao. Cây không có thân gỗ, chỉ có thể tận dụng cành và lá cho một số mục đích như làm chổi, làm mành, lợp mái...
Từ góc nhìn trên cao, rừng cọ trông rất đẹp mắt.
Một mái nhà ở Quảng Yên áp sát vào rừng cọ xanh mướt.
Đền Năng Yên, trung tâm tinh thần của vùng đất này, cùng liền kề rừng cọ được người dân nơi đây đánh giá là lâu đời và đẹp nhất.
Đi trên các ngả đường làng ở Quảng Yên, dễ dàng bắt gặp cảnh phơi cành cọ (cẵng lá). Nhiều hộ gia đình ở Quảng Yên còn duy trì nghề làm các sản phẩm từ cọ như chổi cọ, mành cọ, vật liệu lợp mái nhà...
Làm sản phẩm cọ là nghề thủ công. Tuy nhiên đến nay, hầu hết các công đoạn đã được máy móc hoá. Trong ảnh, một người dân Quảng Yên đang làm mành cọ trên hệ thống máy tự động.
Theo người dân Quảng Yên, nghề làm cọ có từ thời các cụ. Nghề này không vất vả, tuy nhiên lợi nhuận thấp, chỉ "lấy công làm lãi" để có thêm thu nhập phục vụ cuộc sống.
Một tấm mành cọ dần hình thành trên máy dệt, dưới bàn tay thao tác của người làm cọ Quảng Yên.
Ngoài mành, lá cọ còn được làm chổi - vật dụng quen thuộc, được sử dụng phổ biến khắp mọi nơi.