Giơ tay chữ V khi chụp ảnh: Đối với người Nhật, chỉ mỉm cười khi chụp ảnh vẫn chưa đủ mà họ còn phải giơ tay chữ V. Hành động này cũng được coi là dấu hiệu thể hiện sự hòa bình. Cử chỉ này bắt nguồn từ các cầu thủ bóng chày năm 1968, hay những vận động viên trượt băng nghệ thuật của Mỹ có thói quen giơ tay chữ V khi tiếp xúc với giới truyền thông. Ngồi dưới sàn nhà: Ghế cũng có trong những gia đình Nhật Bản, nhưng họ lại thích ngồi dưới sàn nhà hơn. Người nước ngoài có thể thấy bẩn khi ngồi dưới sàn nhà, nhưng đối với người Nhật, nó thoải mái hơn ngồi trên sofa. Bên cạnh đó, việc trải tatami (loại chiếu truyền thống của Nhật) bao phủ toàn bộ sàn nhà cho thấy sàn nhà rất sạch sẽ và bạn không được phép đi giày dép vào bên trong. Văn hóa húp mỳ: Gây ra tiếng ồn khi ăn có thể được coi là không lịch ựở các nước phương Tây. Nhưng tại Nhật, nếu bạn ăn mỳ mà húp, sụp khá lớn, điều đó có nghĩa món ăn rất ngon, bạn thích chúng. Hơn nữa, việc húp mỳ như vậy còn giúp giảm độ nóng của mỳ khi ăn. Văn hóa gật đầu phản ứng (Aizuchi): Bạn có thể cảm thấy hơi khó chịu khi nói chuyện với người Nhật mà họ chỉ gật đầu mỗi khi trả lời. Tuy nhiên, hành động "aizuchi" này lại được coi là phép lịch sự và là cách tốt nhất trong cuộc đàm thoại của người Nhật. Nó được ngầm hiểu như cách trả lời "uh-huh" hay "tôi hiểu rồi". Nếu không có aizuchi, người Nhật có thể hiểu lầm là bạn không quan tâm đến những gì họ nói. Văn hóa cúi người: Cúi người là hành động người Nhật thường làm khi chào hỏi, xin lỗi, thậm chí ngay cả khi chia buồn với người khác. Hành động này cũng thể hiện sự tôn trọng và bày tỏ cảm xúc với mọi người xung quanh. Tuy nhiên, cúi mình và kiểu cúi chào như thế nào cũng phụ thuộc vào địa vị xã hội, từng mối quan hệ xã hội của mỗi người khi tham gia giao tiếp. Không tiền boa: Nếu ở Mỹ, bồi bàn sẽ chạy theo bạn nếu bạn không để lại tiền boa (tipping), nhưng ở Nhật Bản thì ngược lại, bồi bàn sẽ theo sau bạn nếu bạn để lại tipping. Người Nhật khi được tip thường cảm thấy tội lỗi và xấu hổ, thậm chí một số người còn thấy bị hạ thấp. Cho nên, tới Nhật, bạn không cần phải boa tiền. Ngủ gật khi đang làm việc (Inemuri): Inemuri theo nghĩa đen là "ngủ trong khi có mặt". Đối với người Nhật, đó là dấu hiệu ngầm cam kết với công việc, và các công ty Nhật Bản khuyến khích nhân viên ngủ khoảng 20-30 phút vào buổi trưa. Tuy nhiên, đôi khi cũng có một số người giả ngủ inemuri để cho ông chủ thấy rằng họ đang làm việc chăm chỉ. Ăn gà KFC trong lễ Giáng sinh: Giáng sinh không phải ngày lễ quốc gia của Nhật Bản nhưng nó sẽ không hoàn chỉnh nếu thiếu gà rán KFC. Phong trào ăn KFC Giáng sinh bắt đầu từ những năm 1970 khi một nhóm người nước ngoài mua gà KFC thay thế món gà tây truyền thống. Sau đó, KFC cảm thấy đây là một cơ hội thương mại nên lên chiến dịch tiếp thị. Đeo khẩu trang ở mọi nơi: Người nước ngoài lần đầu tới Nhật chắc chắn sẽ ngạc nhiên khi thấy ở đâu mọi người cũng đeo khẩu trang, từ trường học, tàu điện ngầm, nơi làm việc hay trên đường phố, nhưng mục đích không chỉ là vấn đề sức khỏe. Người Nhật đeo khẩu trang vì nhiều lý do: ngăn chặn lây nhiễm cho người khác khi bị ốm, che mặt khi ra ngoài mà không trang điểm, hay đôi khi nó chỉ là một phụ kiện thời trang.
Giơ tay chữ V khi chụp ảnh: Đối với người Nhật, chỉ mỉm cười khi chụp ảnh vẫn chưa đủ mà họ còn phải giơ tay chữ V. Hành động này cũng được coi là dấu hiệu thể hiện sự hòa bình. Cử chỉ này bắt nguồn từ các cầu thủ bóng chày năm 1968, hay những vận động viên trượt băng nghệ thuật của Mỹ có thói quen giơ tay chữ V khi tiếp xúc với giới truyền thông.
Ngồi dưới sàn nhà: Ghế cũng có trong những gia đình Nhật Bản, nhưng họ lại thích ngồi dưới sàn nhà hơn. Người nước ngoài có thể thấy bẩn khi ngồi dưới sàn nhà, nhưng đối với người Nhật, nó thoải mái hơn ngồi trên sofa. Bên cạnh đó, việc trải tatami (loại chiếu truyền thống của Nhật) bao phủ toàn bộ sàn nhà cho thấy sàn nhà rất sạch sẽ và bạn không được phép đi giày dép vào bên trong.
Văn hóa húp mỳ: Gây ra tiếng ồn khi ăn có thể được coi là không lịch ựở các nước phương Tây. Nhưng tại Nhật, nếu bạn ăn mỳ mà húp, sụp khá lớn, điều đó có nghĩa món ăn rất ngon, bạn thích chúng. Hơn nữa, việc húp mỳ như vậy còn giúp giảm độ nóng của mỳ khi ăn.
Văn hóa gật đầu phản ứng (Aizuchi): Bạn có thể cảm thấy hơi khó chịu khi nói chuyện với người Nhật mà họ chỉ gật đầu mỗi khi trả lời. Tuy nhiên, hành động "aizuchi" này lại được coi là phép lịch sự và là cách tốt nhất trong cuộc đàm thoại của người Nhật. Nó được ngầm hiểu như cách trả lời "uh-huh" hay "tôi hiểu rồi". Nếu không có aizuchi, người Nhật có thể hiểu lầm là bạn không quan tâm đến những gì họ nói.
Văn hóa cúi người: Cúi người là hành động người Nhật thường làm khi chào hỏi, xin lỗi, thậm chí ngay cả khi chia buồn với người khác. Hành động này cũng thể hiện sự tôn trọng và bày tỏ cảm xúc với mọi người xung quanh. Tuy nhiên, cúi mình và kiểu cúi chào như thế nào cũng phụ thuộc vào địa vị xã hội, từng mối quan hệ xã hội của mỗi người khi tham gia giao tiếp.
Không tiền boa: Nếu ở Mỹ, bồi bàn sẽ chạy theo bạn nếu bạn không để lại tiền boa (tipping), nhưng ở Nhật Bản thì ngược lại, bồi bàn sẽ theo sau bạn nếu bạn để lại tipping. Người Nhật khi được tip thường cảm thấy tội lỗi và xấu hổ, thậm chí một số người còn thấy bị hạ thấp. Cho nên, tới Nhật, bạn không cần phải boa tiền.
Ngủ gật khi đang làm việc (Inemuri): Inemuri theo nghĩa đen là "ngủ trong khi có mặt". Đối với người Nhật, đó là dấu hiệu ngầm cam kết với công việc, và các công ty Nhật Bản khuyến khích nhân viên ngủ khoảng 20-30 phút vào buổi trưa. Tuy nhiên, đôi khi cũng có một số người giả ngủ inemuri để cho ông chủ thấy rằng họ đang làm việc chăm chỉ.
Ăn gà KFC trong lễ Giáng sinh: Giáng sinh không phải ngày lễ quốc gia của Nhật Bản nhưng nó sẽ không hoàn chỉnh nếu thiếu gà rán KFC. Phong trào ăn KFC Giáng sinh bắt đầu từ những năm 1970 khi một nhóm người nước ngoài mua gà KFC thay thế món gà tây truyền thống. Sau đó, KFC cảm thấy đây là một cơ hội thương mại nên lên chiến dịch tiếp thị.
Đeo khẩu trang ở mọi nơi: Người nước ngoài lần đầu tới Nhật chắc chắn sẽ ngạc nhiên khi thấy ở đâu mọi người cũng đeo khẩu trang, từ trường học, tàu điện ngầm, nơi làm việc hay trên đường phố, nhưng mục đích không chỉ là vấn đề sức khỏe. Người Nhật đeo khẩu trang vì nhiều lý do: ngăn chặn lây nhiễm cho người khác khi bị ốm, che mặt khi ra ngoài mà không trang điểm, hay đôi khi nó chỉ là một phụ kiện thời trang.