Trẻ nhỏ, trẻ chập chững biết đi và chứng bệnh tiêu chảy. Tiêu chảy là một trong những bệnh thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân có thể gồm nhiễm trùng, thức ăn không tiêu hoá được, hoặc uống quá nhiều nước ép trái cây. Bạn nên cho bé ở nhà và cho uống nhiều nước cho đến khi bệnh lành hẳn. Tránh cho bé ăn các thức ăn làm bằng sữa, các thức ăn giàu chất xơ và nhiều chất béo. Hãy gọi cho bác sĩ nhi khoa nếu bé không cảm thấy khỏe hơn trong vòng 24 tiếng đồng hồ, bé dưới 6 tháng tuổi, hoặc bé có các triệu chứng khác như sốt 101.4 độ F trở lên, ói mửa, đi tiêu ra máu hoặc phân đen, hoặc bị đau bụng. Sốt ở trẻ nhỏ và trẻ mới tập đi. Ở trẻ sơ sinh, sốt nhẹ cũng có thể là dấu hiệu của chứng nhiễm trùng nặng. Hãy gọi cho bác sĩ ngay tức khắc nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi có nhiệt độ trực tràng từ 100.4 độ F trở lên, hoặc trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi có thân nhiệt từ 101 độ F trở lên. Hãy để ý xem bé có bị đau tai, ho, ngủ lịm, phát ban, ói mửa, hay tiêu chảy không. Bạn nên làm cho bé cảm thấy thoải mái hơn bằng cách cho bé uống nhiều nước, tắm nước ấm và mặc quần áo nhẹ nhàng rộng rãi. Hãy tư vấn bác sĩ về việc sử dụng thuốc hạ sốt an toàn cho bé. Trẻ con và chứng táo bón. Một số trẻ có thể đi tiêu vài lần/ngày; số khác có thể vài ngày mới đi tiêu một lần. Đừng bận tâm nếu con bạn không đi tiêu được thường xuyên như bạn mong muốn. Trẻ bị táo bón thực sự khi phân cứng và đau khi rặn. Bác sĩ có thể khuyến nghị nên cho bé uống thêm nước hoặc bổ sung thêm một ít nước mận ép vào chai hoặc bình uống nước của bé. Nếu chứng táo bón vẫn còn dai dẳng hoặc bé có các triệu chứng khác, như đau bụng hoặc ói mửa thì bạn nên gọi điện cho bác sĩ. Phát ban. Da bé rất nhạy cảm. Trẻ có thể phát ban từ những nốt mụn đến u nhọt trắng nhỏ (mụn đầu trắng) đến các mảng đỏ, khô, ngứa (chàm). Để tránh hăm tã, bạn nên thay tã lót cho bé thường xuyên và thoa thuốc mỡ bảo vệ da. Đối với bệnh chàm, tránh cho bé sử dụng các loại xà phòng có độ mạnh và nên giữ ẩm cho da. Hầu hết các chứng phát ban đều không nguy hiểm, nhưng hãy gọi cho bác sĩ nếu bé bị đau đớn và trầm trọng, hoặc nếu bé bị sốt hoặc giộp da. Trẻ nhỏ, trẻ mới tập đi và bệnh ho. Các cơn ho của bé có nhiều dạng. Tiếng ho khan như hải cẩu sủa có thể là viêm thanh quản cấp. Ho kèm sốt nhẹ thường là do cảm lạnh, nhưng sốt cao hơn có thể là viêm phổi. Ho kèm với thở khò khè có thể là suyễn hoặc nhiễm trùng. Trẻ bị ho gà thường ho khúc khắc. Việc cho bé uống nhiều nước và ở phòng có máy giữ ẩm không khí mát mẻ có thể giúp làm giảm các triệu chứng bệnh của trẻ. Không nên cho trẻ nhỏ hoặc trẻ dưới 4 tuổi dùng thuốc ho.
Trẻ nhỏ, trẻ chập chững biết đi và chứng bệnh tiêu chảy. Tiêu chảy là một trong những bệnh thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân có thể gồm nhiễm trùng, thức ăn không tiêu hoá được, hoặc uống quá nhiều nước ép trái cây. Bạn nên cho bé ở nhà và cho uống nhiều nước cho đến khi bệnh lành hẳn. Tránh cho bé ăn các thức ăn làm bằng sữa, các thức ăn giàu chất xơ và nhiều chất béo.
Hãy gọi cho bác sĩ nhi khoa nếu bé không cảm thấy khỏe hơn trong vòng 24 tiếng đồng hồ, bé dưới 6 tháng tuổi, hoặc bé có các triệu chứng khác như sốt 101.4 độ F trở lên, ói mửa, đi tiêu ra máu hoặc phân đen, hoặc bị đau bụng.
Sốt ở trẻ nhỏ và trẻ mới tập đi. Ở trẻ sơ sinh, sốt nhẹ cũng có thể là dấu hiệu của chứng nhiễm trùng nặng. Hãy gọi cho bác sĩ ngay tức khắc nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi có nhiệt độ trực tràng từ 100.4 độ F trở lên, hoặc trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi có thân nhiệt từ 101 độ F trở lên. Hãy để ý xem bé có bị đau tai, ho, ngủ lịm, phát ban, ói mửa, hay tiêu chảy không.
Bạn nên làm cho bé cảm thấy thoải mái hơn bằng cách cho bé uống nhiều nước, tắm nước ấm và mặc quần áo nhẹ nhàng rộng rãi. Hãy tư vấn bác sĩ về việc sử dụng thuốc hạ sốt an toàn cho bé.
Trẻ con và chứng táo bón. Một số trẻ có thể đi tiêu vài lần/ngày; số khác có thể vài ngày mới đi tiêu một lần. Đừng bận tâm nếu con bạn không đi tiêu được thường xuyên như bạn mong muốn. Trẻ bị táo bón thực sự khi phân cứng và đau khi rặn.
Bác sĩ có thể khuyến nghị nên cho bé uống thêm nước hoặc bổ sung thêm một ít nước mận ép vào chai hoặc bình uống nước của bé. Nếu chứng táo bón vẫn còn dai dẳng hoặc bé có các triệu chứng khác, như đau bụng hoặc ói mửa thì bạn nên gọi điện cho bác sĩ.
Phát ban. Da bé rất nhạy cảm. Trẻ có thể phát ban từ những nốt mụn đến u nhọt trắng nhỏ (mụn đầu trắng) đến các mảng đỏ, khô, ngứa (chàm). Để tránh hăm tã, bạn nên thay tã lót cho bé thường xuyên và thoa thuốc mỡ bảo vệ da.
Đối với bệnh chàm, tránh cho bé sử dụng các loại xà phòng có độ mạnh và nên giữ ẩm cho da. Hầu hết các chứng phát ban đều không nguy hiểm, nhưng hãy gọi cho bác sĩ nếu bé bị đau đớn và trầm trọng, hoặc nếu bé bị sốt hoặc giộp da.
Trẻ nhỏ, trẻ mới tập đi và bệnh ho. Các cơn ho của bé có nhiều dạng. Tiếng ho khan như hải cẩu sủa có thể là viêm thanh quản cấp. Ho kèm sốt nhẹ thường là do cảm lạnh, nhưng sốt cao hơn có thể là viêm phổi. Ho kèm với thở khò khè có thể là suyễn hoặc nhiễm trùng. Trẻ bị ho gà thường ho khúc khắc.
Việc cho bé uống nhiều nước và ở phòng có máy giữ ẩm không khí mát mẻ có thể giúp làm giảm các triệu chứng bệnh của trẻ. Không nên cho trẻ nhỏ hoặc trẻ dưới 4 tuổi dùng thuốc ho.