Phóng viên chiến trường vốn là một công việc không chỉ đòi hỏi chuyên môn cao về báo chí, sự am hiểu về chính trị, quân sự, các lĩnh vực liên quan... mà người làm phóng viên chiến trường cũng cần phải có sự dũng cảm, tinh thần thép và một tác phong làm việc hoàn toàn khác so với các phóng viên tác nghiệp ở vùng ít hoặc không có nguy hiểm. Vậy khi ra chiến trường, các phóng viên cần được trang bị, mang theo những đồ dùng gì để đảm bảo an toàn? Ảnh: CJR.Theo Viện An toàn Tin tức Quốc tế (INSI), để làm một phóng viên chiến trường cần phải có kế hoạch và sự chuẩn bị chu đáo cả về mặt thể chất và tinh thần. Đây là điều kiện tiên quyết để có thể hoàn thành tốt công việc, đảm bảo an toàn tính mạng của các phóng viên. Về trang bị, đồ dùng, các phóng viên cần phải mang theo, mặc nhiều trang phục, quần áo chuyên dụng.Về trang phục, nên mặc những trang phục dân thường trừ khi bạn được công nhận chính thức là một phóng viên chiến trường và được yêu cầu mặc trang phục đặc biệt. INSI cho biết, các phóng viên nên mặc đồ màu tối, không nên mặc đồ sáng màu và quá nổi bật bởi đơn giản những chiếc áo sáng màu, quá bắt mắt như trong bức ảnh trên có thể dễ thu hút quân địch, làm lộ các cứ điểm bí mật.Về trang bị của phóng viên chiến trường, làm việc trong vùng chiến sự căng thẳng, phức tạp đều phải mặc các loại áo chống đạn, áo giáp. Có hai loại áo giáp chống đoạn, một loại mềm mặc lót bên trong có trọng lượng nhẹ dưới 4kg và áo giáp cứng mặc phủ ra ngoài, che gần kín vùng cổ và có trong lượng khoảng 10kg.Ngày nay, thường các phóng viên chiến trường hay phóng viên làm việc trong các vụ bạo động, khủng bố, vùng chiến sự... trên áo giáp phía ngoài thường được in dòng chữ "Press - Báo chí". Khi được công nhận là phóng viên chiến trường, được cơ quan gửi đến các vùng chiến sự, những người này sẽ trở thành đối tượng áp dụng Luật quốc tế bảo vệ phóng viên chiến trường.Trong ảnh là phóng viên chiến trường Duy Nghĩa của Đài truyền hình VTV khi anh đang tác nghiệp trong một vùng chiến sự Syria. Có thể thấy anh khoác trên mình chiếc áo chống đạn khá dày và nặng, đội mũ bảo hiểm và ghi hình bằng một máy quay cỡ nhỏ.Ngoài áo chống đạn, các phóng viên chiến trường hay phóng viên trong các vùng có bạo động, khủng bố khi làm việc còn được trang bị mũ bảo hiểm, mũ chống đạn. Thường những chiếc mũ này được thiết kế riêng và cũng in dòng chữ "Press" ở phía trên.Phóng viên làm việc trong các vùng chiến sự căng thẳng, phức tạp còn được sử dụng mũ chống đạn dành cho quân đội. Những chiếc mũ này được thiết kế chắc chắn, có màu tối trùng với áo giáp, áo chống đạn và có thể cứ tính mạng phóng viên trong nhiều trường hợp nguy hiểm xảy đến bất ngờ.Mặt nạ chống độc cũng là vật dụng không thể thiếu của các phóng viên lăn xả nơi chiến trường, hay những người làm việc trong các cuộc bạo động thường có rất nhiều hơi cay hoặc các chất khí độc hại khác. Vật dụng này vừa giúp phóng viên không bị ảnh hưởng tầm quan sát, vừa giúp họ không bị nhiễm khí độc, nguy hiểm đến tính mạng hoặc ảnh hưởng đến sự tỉnh táo.Ngoài ra, Viện An toàn Tin tức Quốc tế cũng khuyến cáo phóng viên chiến trường tránh mang những đồ vật lấp lánh hay các gương phản chiếu bởi dưới ánh sáng mặt trời, trông chúng sẽ rất giống vệt súng lóe lên, tránh thu hút sự chú ý của quân địch, làm lộ vị trí.
Phóng viên chiến trường vốn là một công việc không chỉ đòi hỏi chuyên môn cao về báo chí, sự am hiểu về chính trị, quân sự, các lĩnh vực liên quan... mà người làm phóng viên chiến trường cũng cần phải có sự dũng cảm, tinh thần thép và một tác phong làm việc hoàn toàn khác so với các phóng viên tác nghiệp ở vùng ít hoặc không có nguy hiểm. Vậy khi ra chiến trường, các phóng viên cần được trang bị, mang theo những đồ dùng gì để đảm bảo an toàn? Ảnh: CJR.
Theo Viện An toàn Tin tức Quốc tế (INSI), để làm một phóng viên chiến trường cần phải có kế hoạch và sự chuẩn bị chu đáo cả về mặt thể chất và tinh thần. Đây là điều kiện tiên quyết để có thể hoàn thành tốt công việc, đảm bảo an toàn tính mạng của các phóng viên. Về trang bị, đồ dùng, các phóng viên cần phải mang theo, mặc nhiều trang phục, quần áo chuyên dụng.
Về trang phục, nên mặc những trang phục dân thường trừ khi bạn được công nhận chính thức là một phóng viên chiến trường và được yêu cầu mặc trang phục đặc biệt. INSI cho biết, các phóng viên nên mặc đồ màu tối, không nên mặc đồ sáng màu và quá nổi bật bởi đơn giản những chiếc áo sáng màu, quá bắt mắt như trong bức ảnh trên có thể dễ thu hút quân địch, làm lộ các cứ điểm bí mật.
Về trang bị của phóng viên chiến trường, làm việc trong vùng chiến sự căng thẳng, phức tạp đều phải mặc các loại áo chống đạn, áo giáp. Có hai loại áo giáp chống đoạn, một loại mềm mặc lót bên trong có trọng lượng nhẹ dưới 4kg và áo giáp cứng mặc phủ ra ngoài, che gần kín vùng cổ và có trong lượng khoảng 10kg.
Ngày nay, thường các phóng viên chiến trường hay phóng viên làm việc trong các vụ bạo động, khủng bố, vùng chiến sự... trên áo giáp phía ngoài thường được in dòng chữ "Press - Báo chí". Khi được công nhận là phóng viên chiến trường, được cơ quan gửi đến các vùng chiến sự, những người này sẽ trở thành đối tượng áp dụng Luật quốc tế bảo vệ phóng viên chiến trường.
Trong ảnh là phóng viên chiến trường Duy Nghĩa của Đài truyền hình VTV khi anh đang tác nghiệp trong một vùng chiến sự Syria. Có thể thấy anh khoác trên mình chiếc áo chống đạn khá dày và nặng, đội mũ bảo hiểm và ghi hình bằng một máy quay cỡ nhỏ.
Ngoài áo chống đạn, các phóng viên chiến trường hay phóng viên trong các vùng có bạo động, khủng bố khi làm việc còn được trang bị mũ bảo hiểm, mũ chống đạn. Thường những chiếc mũ này được thiết kế riêng và cũng in dòng chữ "Press" ở phía trên.
Phóng viên làm việc trong các vùng chiến sự căng thẳng, phức tạp còn được sử dụng mũ chống đạn dành cho quân đội. Những chiếc mũ này được thiết kế chắc chắn, có màu tối trùng với áo giáp, áo chống đạn và có thể cứ tính mạng phóng viên trong nhiều trường hợp nguy hiểm xảy đến bất ngờ.
Mặt nạ chống độc cũng là vật dụng không thể thiếu của các phóng viên lăn xả nơi chiến trường, hay những người làm việc trong các cuộc bạo động thường có rất nhiều hơi cay hoặc các chất khí độc hại khác. Vật dụng này vừa giúp phóng viên không bị ảnh hưởng tầm quan sát, vừa giúp họ không bị nhiễm khí độc, nguy hiểm đến tính mạng hoặc ảnh hưởng đến sự tỉnh táo.
Ngoài ra, Viện An toàn Tin tức Quốc tế cũng khuyến cáo phóng viên chiến trường tránh mang những đồ vật lấp lánh hay các gương phản chiếu bởi dưới ánh sáng mặt trời, trông chúng sẽ rất giống vệt súng lóe lên, tránh thu hút sự chú ý của quân địch, làm lộ vị trí.