Nguyên liệu để chế biến món ăn là thịt của những chú nai sống trong rừng hoặc được nuôi ở trang trại. Dù là nai nuôi song chúng vẫn giữ được đặc trưng khá ít gân so với thịt bò. Khi ăn, người thưởng thức dễ dàng cảm nhận vị ngọt đậm đà. Có được chú nai ngon, người dân đem mổ, làm sạch rồi tiếp tục lọc ra thành từng thớ thịt với chiều rộng khoảng 7 – 8cm, chiều dài khoảng 15cm và dày độ 2 – 3cm.Không vội vàng, người dân dùng chày gỗ dần cho miếng thịt thật đều, mềm mại. Sự tỉ mẩn này giúp miếng thịt nhanh chóng ngấm gia vị cũng như chín đều khi được gác trên bếp. Ngoài việc chọn được miếng thịt ngon, gia vị và cách ướp đóng vai trò quan trọng quyết định hương vị độc đáo của món ăn. Để át đi mùi tanh của thịt sống, người dân nơi đây tận dụng những gia vị có sẵn trong núi rừng Tây Nguyên để ướp. Ngoài sả, gừng, tỏi, ớt, muối… được giã nhỏ, trộn đều, thịt nai khô sẽ mất đi hương vị đặc trưng nếu thiếu đi hạt mắc khén thơm nồng, cay xé lưỡi. Để món ăn “đạt chuẩn”, người ta cần ướp thịt khoảng 3 giờ cho gia vị có cơ hội len lỏi vào từng thớ thịt. Ướp xong, tảng thịt treo trên bếp lửa, nhờ làn khói bếp len lỏi, dần xông vào thớ thịt cho đến khi chúng trở nên khô cứng. Thịt nai khô thành phẩm mùi khói vẫn còn nguyên song vô cùng hấp dẫn chứ không mang lại cảm giác khó chịu. Miếng thịt bên ngoài khô nhưng trong vẫn giữ nguyên được màu hồng nhạt tự nhiên, ăn có vị thơm ngọt, cay cay.Khi thưởng thức, người dân nơi đây đem thịt nướng sơ qua trên than củi hoặc vùi trong tro bếp cho thịt nóng, xé tơi ra thành từng miếng nhỏ, chấm với muối tiêu rừng trộn lá é. Lá é là loại gia vị thường mọc ven bờ suối, quanh con nước. Lá có vị hăng hắc hòa quyện với vị mặn của muối khiến miếng thịt trở nên thơm ngon trọn vẹn.
Nguyên liệu để chế biến món ăn là thịt của những chú nai sống trong rừng hoặc được nuôi ở trang trại. Dù là nai nuôi song chúng vẫn giữ được đặc trưng khá ít gân so với thịt bò. Khi ăn, người thưởng thức dễ dàng cảm nhận vị ngọt đậm đà.
Có được chú nai ngon, người dân đem mổ, làm sạch rồi tiếp tục lọc ra thành từng thớ thịt với chiều rộng khoảng 7 – 8cm, chiều dài khoảng 15cm và dày độ 2 – 3cm.
Không vội vàng, người dân dùng chày gỗ dần cho miếng thịt thật đều, mềm mại. Sự tỉ mẩn này giúp miếng thịt nhanh chóng ngấm gia vị cũng như chín đều khi được gác trên bếp.
Ngoài việc chọn được miếng thịt ngon, gia vị và cách ướp đóng vai trò quan trọng quyết định hương vị độc đáo của món ăn. Để át đi mùi tanh của thịt sống, người dân nơi đây tận dụng những gia vị có sẵn trong núi rừng Tây Nguyên để ướp.
Ngoài sả, gừng, tỏi, ớt, muối… được giã nhỏ, trộn đều, thịt nai khô sẽ mất đi hương vị đặc trưng nếu thiếu đi hạt mắc khén thơm nồng, cay xé lưỡi.
Để món ăn “đạt chuẩn”, người ta cần ướp thịt khoảng 3 giờ cho gia vị có cơ hội len lỏi vào từng thớ thịt. Ướp xong, tảng thịt treo trên bếp lửa, nhờ làn khói bếp len lỏi, dần xông vào thớ thịt cho đến khi chúng trở nên khô cứng.
Thịt nai khô thành phẩm mùi khói vẫn còn nguyên song vô cùng hấp dẫn chứ không mang lại cảm giác khó chịu. Miếng thịt bên ngoài khô nhưng trong vẫn giữ nguyên được màu hồng nhạt tự nhiên, ăn có vị thơm ngọt, cay cay.
Khi thưởng thức, người dân nơi đây đem thịt nướng sơ qua trên than củi hoặc vùi trong tro bếp cho thịt nóng, xé tơi ra thành từng miếng nhỏ, chấm với muối tiêu rừng trộn lá é. Lá é là loại gia vị thường mọc ven bờ suối, quanh con nước. Lá có vị hăng hắc hòa quyện với vị mặn của muối khiến miếng thịt trở nên thơm ngon trọn vẹn.