Bên cạnh mâm cỗ như bánh chưng, cành đào trên bàn thờ gia tiên, vào những ngày Tết đến thì mâm ngủ quả là thứ không thể thiếu trong mỗi gia đình. Mâm ngũ quả mang yếu tố an khang thịnh vượng và giúp cho năm mới được suôn sẻ hơn. Do điều kiện ở các khu vực sinh sống của người Việt có khác biệt nên cũng có nhiều cách bày mâm ngũ quả khác nhau. Ảnh: Tapchimeovat.Mâm ngũ quả miền Bắc. Ở miền Bắc, trên mâm ngũ quả thường có 5 loại quả: chuối, bưởi, đào, hồng, quýt. Cách trình bày truyền thống thường gặp là nải chuối được đặt ở dưới cùng thể hiện sự che chở của đất trời cho con người. Đặt nải chuối ở giữa để đỡ lấy toàn bộ các cây trái khác. Ảnh: Saostar.Chính giữa nải chuối xanh thẫm là quả bưởi căng mọng hoặc quả phật thủ chín vàng nổi bật. Những quả mọng nhỏ như đào, hồng, quýt, cam sẽ xếp xung quanh. Chỗ nào còn hổng thì sẽ chèn thêm những loại quả màu sắc khác nhằm thể hiện cầu một năm tiền tài, sung túc, ấm no. Ảnh:Vietbao.Miền Nam. Người Miền Nam tập trung vào 5 loại quả dừa, đu đủ, sung, mãng cầu và xoài như một câu cầu may “cầu sung vừa đủ xài” thêm chân đế là 3 trái thơm (dứa), thể hiện sự vững vàng. Thêm nữa là người Miền Nam không thể thiếu cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng như thể hiện sự chân thành thủy chung của con người nơi đây. Ảnh: Vovworld.Người miền Nam cũng không ưa cam quýt do quan niệm “quýt làm cam chịu” cho nên hai thứ quả mọng này sẽ không có mặt trong mâm quả đầu năm, họ sẽ thay vào bằng những thức quả đặc sản phương Nam như măng cụt, chôm chôm, thanh long hay những chùm nho trĩu nặng hứa hẹn một năm mới với mùa vụ sây trái.Miền Trung. Mảnh đất nghèo khó, đất đai cằn cỗi cùng lũ lụt hàng năm khiến cho vùng đất này không có nhiều đặc sản địa phương để dâng lên bàn thờ gia tiên mỗi dịp lễ lạt. Người miền Trung cũng không quan niệm đầy đủ những loại quả nhất định mà tâm niệm thành tâm “có gì cúng nấy”. Ảnh: Thegioitinhoc.Tuy nhiên, đổi lại vì có sự giao thoa giữa hai nền văn hóa Bắc Nam cho nên mâm ngũ quả ở vùng đất này lại đa dạng hiếm có với những loại quả phong phú. Đây cũng chính là đức tính rất chân thành không câu nệ hình thức của người dân vùng đất này. Ảnh: Nguqua.net.Dù ở bất cứ vùng nào trên đất nước Việt Nam, lòng thành kính tổ tiên của người Việt ta đều giống nhau. Mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết vẫn là nơi hội tụ của hồn quả, hương cây, của nếp văn hóa dân tộc và của ý nguyện cầu hòa, an, đủ, may của người dân Việt. Ảnh: Bacgiang.net
Bên cạnh mâm cỗ như bánh chưng, cành đào trên bàn thờ gia tiên, vào những ngày Tết đến thì mâm ngủ quả là thứ không thể thiếu trong mỗi gia đình. Mâm ngũ quả mang yếu tố an khang thịnh vượng và giúp cho năm mới được suôn sẻ hơn. Do điều kiện ở các khu vực sinh sống của người Việt có khác biệt nên cũng có nhiều cách bày mâm ngũ quả khác nhau. Ảnh: Tapchimeovat.
Mâm ngũ quả miền Bắc. Ở miền Bắc, trên mâm ngũ quả thường có 5 loại quả: chuối, bưởi, đào, hồng, quýt. Cách trình bày truyền thống thường gặp là nải chuối được đặt ở dưới cùng thể hiện sự che chở của đất trời cho con người. Đặt nải chuối ở giữa để đỡ lấy toàn bộ các cây trái khác. Ảnh: Saostar.
Chính giữa nải chuối xanh thẫm là quả bưởi căng mọng hoặc quả phật thủ chín vàng nổi bật. Những quả mọng nhỏ như đào, hồng, quýt, cam sẽ xếp xung quanh. Chỗ nào còn hổng thì sẽ chèn thêm những loại quả màu sắc khác nhằm thể hiện cầu một năm tiền tài, sung túc, ấm no. Ảnh:Vietbao.
Miền Nam. Người Miền Nam tập trung vào 5 loại quả dừa, đu đủ, sung, mãng cầu và xoài như một câu cầu may “cầu sung vừa đủ xài” thêm chân đế là 3 trái thơm (dứa), thể hiện sự vững vàng. Thêm nữa là người Miền Nam không thể thiếu cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng như thể hiện sự chân thành thủy chung của con người nơi đây. Ảnh: Vovworld.
Người miền Nam cũng không ưa cam quýt do quan niệm “quýt làm cam chịu” cho nên hai thứ quả mọng này sẽ không có mặt trong mâm quả đầu năm, họ sẽ thay vào bằng những thức quả đặc sản phương Nam như măng cụt, chôm chôm, thanh long hay những chùm nho trĩu nặng hứa hẹn một năm mới với mùa vụ sây trái.
Miền Trung. Mảnh đất nghèo khó, đất đai cằn cỗi cùng lũ lụt hàng năm khiến cho vùng đất này không có nhiều đặc sản địa phương để dâng lên bàn thờ gia tiên mỗi dịp lễ lạt. Người miền Trung cũng không quan niệm đầy đủ những loại quả nhất định mà tâm niệm thành tâm “có gì cúng nấy”. Ảnh: Thegioitinhoc.
Tuy nhiên, đổi lại vì có sự giao thoa giữa hai nền văn hóa Bắc Nam cho nên mâm ngũ quả ở vùng đất này lại đa dạng hiếm có với những loại quả phong phú. Đây cũng chính là đức tính rất chân thành không câu nệ hình thức của người dân vùng đất này. Ảnh: Nguqua.net.
Dù ở bất cứ vùng nào trên đất nước Việt Nam, lòng thành kính tổ tiên của người Việt ta đều giống nhau. Mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết vẫn là nơi hội tụ của hồn quả, hương cây, của nếp văn hóa dân tộc và của ý nguyện cầu hòa, an, đủ, may của người dân Việt. Ảnh: Bacgiang.net