Bí quyết luộc rau ngon. Không nên cho muối vào nồi ngay khi bắc bếp. Thay vào đó, các bà nội trợ nên canh chừng, đợi đến lúc nước vừa sôi kỹ thì nêm một muỗng muối vừa ăn.
Tiếp đó mới tra rau vào và không nên đậy nắp. Đợi rau chín thì vớt ra, làm nguội càng sớm càng tốt để rau có được độ giòn như mong đợi. Lưu ý, không nên luộc quá kỹ bởi như vậy sẽ làm hao tổn lượng vitamin trong nguyên liệu.Luộc trứng không bị rạn. Luộc trứng với muối không làm món ăn đậm đà hơn. Dù vậy, bạn không nên tiết kiệm muối bởi nó giúp lòng trắng trứng nhanh đông kết, không để trứng rạn khiến nước thâm nhập vào bên trong. Muối tỏ ra có tác dụng cực nhạy trong trường hợp quả trứng bị dập nhẹ trước đó.Khi luộc thịt lợn, gà, vịt, muốn miếng thịt trắng, không bị rách da, khô và thâm thì sau khi luộc, bạn nên thực hiện thêm động tác dội nước sôi để nguội lên thực phẩm. Như thế, món ăn sẽ đẹp hơn nhiều.Với một số loại rau như súp lơ, cà rốt muốn giữ màu sắc bắt mắt cho món ăn, chị em nên dùng chanh hoặc giấm cho vào khi nước thật sôi. Rau luộc nước pha chanh hoặc giấm sẽ có màu tươi sáng, hương vị thơm ngon.Khi luộc lòng lợn, không nên cho lòng vào nồi ngay khi bắc bếp mà phải chờ nước sôi già mới thả vào. Lúc chín, vớt lòng rồi ngâm vào chậu nước nguội pha phèn chua để có được món ăn trắng, giòn dai sần sật.Nếu luộc chân giò, nên dành thời gian bó chặt miếng thịt bằng chỉ hoặc lạt rồi mới chế biến. Đợi đến lúc chín thì vớt ra, cho vào tô nước lạnh ngâm chừng 5 phút. Ngoài ra, chị em có thể đợi chân giò nguội bớt rồi bảo quản trong tủ lạnh. Đến khi ăn mới đem ra thái mỏng, giúp thớ thịt mềm mà vẫn giòn.
Để luộc gà ngon, nên cho gà vào từ lúc nước lạnh kèm gừng, hành nướng đập dập. Khi nước sôi già vặn nhỏ lửa, thi thoảng có thể thêm một chút nước lạnh vào nồi. Không vớt gà chín ra tức thì mà nên om một lúc rồi thả vào chậu nước sôi để nguội. Bằng cách này, gà sẽ chín mềm và căng mọng đẹp mắt.Ngoài các gia vị luộc kèm, chị em nên đợi tôm chín rồi vớt ra rổ, chao qua với nước lạnh để thịt được đậm đà, dai ngon.
Bí quyết luộc rau ngon. Không nên cho muối vào nồi ngay khi bắc bếp. Thay vào đó, các bà nội trợ nên canh chừng, đợi đến lúc nước vừa sôi kỹ thì nêm một muỗng muối vừa ăn.
Tiếp đó mới tra rau vào và không nên đậy nắp. Đợi rau chín thì vớt ra, làm nguội càng sớm càng tốt để rau có được độ giòn như mong đợi. Lưu ý, không nên luộc quá kỹ bởi như vậy sẽ làm hao tổn lượng vitamin trong nguyên liệu.
Luộc trứng không bị rạn. Luộc trứng với muối không làm món ăn đậm đà hơn. Dù vậy, bạn không nên tiết kiệm muối bởi nó giúp lòng trắng trứng nhanh đông kết, không để trứng rạn khiến nước thâm nhập vào bên trong. Muối tỏ ra có tác dụng cực nhạy trong trường hợp quả trứng bị dập nhẹ trước đó.
Khi luộc thịt lợn, gà, vịt, muốn miếng thịt trắng, không bị rách da, khô và thâm thì sau khi luộc, bạn nên thực hiện thêm động tác dội nước sôi để nguội lên thực phẩm. Như thế, món ăn sẽ đẹp hơn nhiều.
Với một số loại rau như súp lơ, cà rốt muốn giữ màu sắc bắt mắt cho món ăn, chị em nên dùng chanh hoặc giấm cho vào khi nước thật sôi. Rau luộc nước pha chanh hoặc giấm sẽ có màu tươi sáng, hương vị thơm ngon.
Khi luộc lòng lợn, không nên cho lòng vào nồi ngay khi bắc bếp mà phải chờ nước sôi già mới thả vào. Lúc chín, vớt lòng rồi ngâm vào chậu nước nguội pha phèn chua để có được món ăn trắng, giòn dai sần sật.
Nếu luộc chân giò, nên dành thời gian bó chặt miếng thịt bằng chỉ hoặc lạt rồi mới chế biến. Đợi đến lúc chín thì vớt ra, cho vào tô nước lạnh ngâm chừng 5 phút. Ngoài ra, chị em có thể đợi chân giò nguội bớt rồi bảo quản trong tủ lạnh. Đến khi ăn mới đem ra thái mỏng, giúp thớ thịt mềm mà vẫn giòn.
Để luộc gà ngon, nên cho gà vào từ lúc nước lạnh kèm gừng, hành nướng đập dập. Khi nước sôi già vặn nhỏ lửa, thi thoảng có thể thêm một chút nước lạnh vào nồi. Không vớt gà chín ra tức thì mà nên om một lúc rồi thả vào chậu nước sôi để nguội. Bằng cách này, gà sẽ chín mềm và căng mọng đẹp mắt.
Ngoài các gia vị luộc kèm, chị em nên đợi tôm chín rồi vớt ra rổ, chao qua với nước lạnh để thịt được đậm đà, dai ngon.